Trang

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

KIỂM TRA 15 PHÚT SỬ 11


Bài 17
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH.
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược 1931 – 1937.
- Các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau nhằm chống Liên Xô và chia lại thế giới.
- Liên Xô muốn liên kết với Anh, Pháp cùng chống PX nhưng bị từ chối.
- A, P muốn “mượn tay” PX tiêu diệt LX nên dung dưỡng, thỏa hiệp với PX.
- Mĩ với đạo luật trung lập, không can thiệp ngoài châu Mĩ
2. Từ hội nghị Muy-nich đến chiến tranh thế giới.
- Hit-le (Hiller) gây ra vụ Xuy-đet để thôn tính Tiệp Khắc.
- Ngày 29.09.1938, Hiệp ước Muy-nich được ký kết, A,P trao Xuy-đet cho Đức, đổi lại, Đức hứa tấn công LX.
 - Ngày 23.08.1939, Xô – Đức ký bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau.
- Ngày 01.09.1939, Đức tấn công Ba Lan.
- Ngày 03.09.1939, A, P tuyên chiến với Đức.
=> Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ.
Năm 1939
- Ngày 1.09,  Đức tấn công Ba Lan.
- Ngày 3.09,  A,P tuyên chiến với Đức.
- Từ 9.39 đến tháng 4.40, Đức chiếm các nước Bắc Âu.
Năm 1940
- Ngày 22.6,  Pháp đầu hàng Đức.
- Tháng 9, Hiệp ước tam cường: Đức, Italia, Nhật ký kết.
- Tháng 10, Đức chiếm các nước Đông – Nam Âu.
- Tháng 10, Italia tấn công Bắc Phi.
- Tháng 12, Hit-le thông qua kế hoạch tấn công LX.
Năm 1941
- Ngày 22.06, Đức bất ngờ tấn công LX và tiến sát Mat-xco-va (Moscow).
- Tháng 12 Hồng quân LX đẩy lùi quân Đức ra xa Moscow.
- Ngày 07.12 Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng. Sau đó, Nhật chiếm cả Đông Nam Á.
Năm 1942
- Ngày 1.1.1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập với 26 quốc gia.
- Tháng 11.1942, Liên Xô phản công
Năm 1943
- Tháng 2.1943, chiến thắng Stalingrat.
- Từ 5. 7 – 23.8, LX đánh bại Đức tại vòng cung Cuôc-xcơ  (Kursk).
- Từ tháng 3 đến tháng 5, Anh, Mĩ giải phóng Châu Phi.
-Tháng 7.1943, phát xít Italia sụp đổ.
- Mĩ phản công, đánh bại Nhật tại Thái Bình Dương.
Năm 1944
- 6.1944, toàn bộ LX được giải phóng. Sau đó, Hồng Quân LX giải phóng các nước Đông Âu.
-  Ngày 6.6.1944, Anh, Mĩ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.
Năm 1945
- Tháng 2.1945, đồng minh tấn công Đức.
- Ngày 30.04.1945, LX chiếm tòa nhà Quốc hội Đức, Hit-le tự sát.
- Ngày 9.5.1945, Đức đầu hàng không đều kiện, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.
- Ngày 6 & 9. 8 1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki.
- Ngày 15.8.1945, Nhật đầu hàng vô điều kiện.
=> Chiến tranh thế giới thứ hai kêt thúc.
III. KẾT CỤC CHIẾN TRANH
- CNPX bị tiêu diệt.
- Hậu quả nặng nề: 70 nước tham gia; 60 tr người chết, 90tr người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc bị thiêu hủy.
- Tính chất: lúc đầu là chiến tranh phi nghĩa, nhưng về sau, là cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm chống phát xít, bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới.
Chú ý: kiểm tra 15 phút phần I và III

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

CHUYỆN CƯỜI RA NƯỚC MẮT


Câu chuyện thứ sáu: Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:
>-Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
>Người cha ôn tồn đáp lại:
>-Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!
> 
>Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!
> 
>Câu chuyện thứ bảy: Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp". Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: "Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế".
> 
>Hai người ở trong hoàn cảnh giống nhau nhưng có quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định nằm trong tay bạn.

>Câu chuyện thứ tám: Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".
> 
>Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.

>Câu chuyện thứ chín: Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức tranh ấy lúc nẫy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?". Người chồng quay sang nhìn vợ: "Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh".
> 
>Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.

>Câu chuyện thứ mười: Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất sắc nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:
>- Em không nghe thầy gọi tên à? >
>Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
>- Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!
> 
>Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Ý NGHĨA LÁ CỜ PHẬT ĐẢN

Ý Nghĩa Lá Cờ Phật Giáo



http://suoinguontinhthuong.vn/UserFiles/image/cophatgiao.gif

I. NGUỒN GỐC: Người phát họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey, Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Độ.

Ông nguyên là Đại Tá Hải Quân của Quân Đội Hoa Kỳ. Khoảng năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đã giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891), để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đã gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.

Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những người đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Độ.

Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala người Tích Lan, môn đệ của Olcott, đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Độ ngày 21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế giới.

Ông và bà Blavatsky thọ trì tam quy, ngũ giới với Thượng Tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật Tử và gây xúc động mạnh mẻ cho những Phật Tử đã chứng kiến, vì đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ quy y cho hai người Phật Tử Âu Mỹ.

Sự nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật Giáo của ông không thể nói hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chức những trường học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh.

Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46 trường (năm 1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đã lên đến 174 trường, và đến năm 1940 đã có 429 trường, trong đó có 12 Trường Trung học được chính phủ tài trợ . Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường học Phật Giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ.

Năm 1889, ông cùng Thượng Tọa Susmangala, Tích Lan, phỏng theo sáu mầu hào quang của Đức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật Giáo.

Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau : "Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo ."

Lá cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Đản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Đại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo, thủ đô Tích Lan, từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng Tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới.

Đến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Đàm, cố đô Huế, một Đại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Trong dịp nầy, Thượng Tọa Tố Liên đã tặng Đại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đã chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam.

Bằng một tâm hồn thiết tha với Đạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Đức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi.

II. Ý NGHĨA CỦA LÀ CỜ PHẬT GIÁO
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của PhậtTử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật .

Ngoài ra, cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Đạo Pháp và dân tộc.

Năm sắc theo chiều dọc : Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật.

Năm sắc theo chiều ngang ( chiếm diện tích 1/6 lá cờ ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của màu sắc phân biệt là :

1.- Xanh đậm : Tượng trưng cho Định căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt .

2.- Vàng lợt : Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Định và phát Huệ.

3.- Đỏ : Tượng trưng cho Tinh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh .

4.- Trắng : Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh lành.

5.- Da cam : Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Định đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.

6.- Màu tổng hợp : Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới.

II. KẾT LUẬN:
Là Phật Tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật Giáo, vì trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, và cho tinh thần đoàn kết, bất phân biệt của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới .

Ghi chú :
(1) 26 nước tham dự Đại Hội và trở nên Hội viên sáng lập Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới là : Anh, Ấn Độ, Bhutan, Đức, Hawai, Hong Kong, Kampuchea, Lào, Mã Lai, Miến Điện, Mỹ, Na Uy, Nam Dương, Nhật Bản, Nepal, Pháp, Phi Luật Tân, Sikkim, Tân Gia Ba, Tây Tạng, Thái Lan, Thụy Điển, Tích Lan, Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam.

(2) Phái đoàn Việt Nam chỉ có 2 người: Thượng Tọa Tố Liên -- đại biểu chánh thức, và ông Phạm Chữ -- công chức Bộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt Nam, tháp tùng theo làm Thông dịch viên.
 

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA ĐTDĐ (nên đọc kỹ)

Công dụng của điện thoại di động
 Ngoài việc tiện lợi trong việc liên lạc hàng ngày, điện thoại di đông (cầm tay) còn có thể hựu ích trong một vài trường hợp khẩn thiết. Thật vậy điện thoại di động có thể cứu mạng sống của chúng ta hoặc giúp chúng ta cẩu cứu khi gặp nạn:
Cấp cứu
Số gọi cấp cứu toàn cầu của điện thoại di đông là 112.  Nếu bạn đang ở ngoài vùng hoạt đông của điện thoại di đông của bạn  thì khi bạn bấm số 112 điện thoại của bạn sẽ tự động dò tìm bất cứ mạng lưới nào đang hoạt động trong vùng và  chuyển số cấp cứu dùm cho bạn. Điểu đáng chú ý là dù bảng nút bấm của máy có bị khoá, bạn vẫn bấm được số 112…không tin bạn hãy cứ thử xem!
Khi quên chìa khoá trong xe
Xe bạn có hệ thống mở khóa từ xa không cẩn chìa khoá (remote keyless) phải không? Nếu có thì  tiện lắm. Khi bạn quên chìa khoá trong xe và  nếu bạn để chìa khóa dự phòng  ở nhà thì bạn hãy dùng điện thoại di động gọi vể nhà. Sau đó bạn hãy cầm điện thoại của bạn cách xa cửa xe của bạn  1 bộ (chừng 30 cm) rồi yêu cẩu người nhà của bạn lấy chiếc chìa khoá dự phòng để gần điện thoại của họ và bấm vào nút “unlock”. Như vậy cửa xe sẽ mở mà bạn khỏi cẩn phải nhờ ai chạy xe đem chìa khoá tới cho bạn. Khoảng cách không thành vấn để dù là bạn đang ở cách nhà cả trăm dặm miện sao ở nhà bạn có người nhận điện thoại và bạn có để chìa khóa “remote” của xe ở nhà.
Pin điện thoại di động bị yếu
Giả sử pin điện thoại  di động của bạn quá yếu. Muốn kích hoạt lại pin bạn hãy bấm nút  *3370#.  Điện thoại di động sẽ sử dụng điện năng dự trữ và pin sẽ có 50% gia tăng vể điện năng. Tới khi bạn “xạc ”lại máy thì kho dự trữ  điện năng cũng sẽ  xạc lại luôn.
Điện thoại di động bị lấy cắp
Muốn kiễm tra số sản xuất  (serial number) điện thoại di động của bạn thì  bạn hãy bấm *#06#.  Mã số gồm 15 con số sẽ  xuất hiện, bạn hãy ghi lại và cất giữ cẫn thận.
Nếu điện thoại bị đánh cắp, bạn có thể gọi công ty điện thoại và cho họ biết mã  số nói trên. Họ sẽ “khóa” (block) máy cũa bạn lại nên dù kẻ đánh cắp có đổi SIM card thì máy cũa ban  vẫn hoàn toàn vô dụng. Tuy bạn không lấy lại được máy, nhưng ít ra bạn cũng biết không ai có thể sử dụng/bán chiếc máy của bạn
Tránh đừng ghi mối liên hệ với những người có tên trong điện thoại di động 
Một bà bị giật mất bóp trong có điện thoại di động, thẻ tín dụng, ví tiển…Và câu chuyện đáng tiếc sau đây đã xẩy ra cho bà
 Khoảng 20 phút sau khi bị giật bóp bà đã dùng điện thoại công cộng gọi cho “đức lang quân” để báo tin. Nhưng chổng bà bảo là “ Anh đã nhận được thông điêp (message) của em hỏi mã số ngân hàng của chúng ta (PIN number) và anh vừa mới gởi cho em”. Nghe thấy vậy, bà ta đã vội vã cùng chổng chạy  tới ngân hàng thì  hỡi ôi…bọn cắp đã rút hết tiển.
 Thì ra bọn cắp đã sử dụng điện thoại di động của bà để gởi thông điệp tới chổng bà ta để lấy mã số trượng mục ngân hàng. Tại sao vậy? Vì bên cạnh các số điện thoại liên lạc, bà ta có ghi mối liên hệ với  người được gọi nên bọn cắp tìm ra chổng bà ta
 Vậy thì bạn nên tránh đừng tiêt lộ mối liên hệ của bạn với những người có tên lưu trữ trong điện thoại di động. Bạn hãy tránh dùng những từ như Home, Honey, Hubby, Sweetheart ,Dad, Mom…
Coi chừng khi dùng điện thoại di động
1. Hãy giới hạn thời gian dùng điện thoại di động   
 Các bạn hãy thử làm một thí nghiệm với 1 quả trứng sống và 2 điện thoại di động trong 65 phút, với 2 máy nối kết với nhau như hình kế bên:
• Các bạn sẽ thấy, trong 15 phút đầu mà 2 điện thoại liên lạc với nhau, không có gì xảy ra.
• Sau 25 phút, quả trứng sống sẽ bắt đầu nóng lên.
• 45 phút sau nưã, quả trứng sẽ thật nóng.
• Đến 65 phút thì quả trứng bị chín hẳn.
Kết luận: Sự phát sóng qua lại giữa  hai máy điện thoại di động có tiềm năng biến đổi các protein cuả quả trứng. Hãy tưởng tượng, chìếc điện thoại này tác động như thế nào đến các protein trong não bộ cuả bạn, khi bạn nói chuyện thật lâu trên điện thoại
2- Chớ dùng điện thoại di động đang cắm ổ điện
Cách đây vài ngày, một người đang xạc điện máy điện thoại di đông. Vừa lúc đó điện thoai reo, anh nhấc điện thoại lên nghe mà không rút dây xạc điện.
Sau vài giây điện truyền không ngừng qua điện thoại và anh ta bị  hất mạnh ngã xuống đất. Bố mẹ anh chạy vào thấy anh ta nẳm bất tỉnh, mạch tim yếu, các ngón tay bị cháy đen. Khi chở vào nhà thương thì anh  tắt thở.
Bạn nên nhớ điện thoại di động rất tiện lợi nhưng cũng có thể là dụng cụ giết người. Bạn chớ bao giờ dùng điện thoại di đông khi máy đang cắm vào ổ điện
 Cẩn thận:  tĩnh điện (static electricity) có thể gây cháy tại cây xăng
 Viện Petroleum Equipment Institute đã điểu tra 150 vụ cháy tại cây xăng và kết quả thật bất ngờ:
1)     Phẩn lớn các vụ hoả hoạn đểu liên quan tới phụ nữ.
2)     Hẩu hết các vụ cháy đểu do người lái xe vào trong xe khi xăng đang được bơm. Khi máy bơm xong, người lái xuống xe, rút vòi bơm ra thì lúc đó lửa bùng cháy.
3)     Hẩu hết các người liên quan đến vụ cháy đểu đi giầy đế cao-su.
4)     Phẩn lớn đàn ông không bao giờ vào xe ngồi trong khi xăng đang bơm, vì vậy đàn ông ít có liên quan tới  các vụ cháy.
5)     Đừng bao giờ dùng điện thoại di đông khi đang đổ xăng.
6)     Chính hơi xăng bốc ra gây ra hoả hoạn khi tiếp cận với tĩnh điện.
7)     Có 29 vụ cháy xẩy ra  khi xe được đánh vào lại và tay đụng vào vòi bơm đang bơm xăng lảm lửa bùng cháy.
8)     Có 17 vụ cháy xẩy ra trước, đang  hoặc sau khi nắp bình xăng  được mở nhưng trước khi bắt đẩu bơm xăng.
Lời khuyên: Nếu bạn bắt buộc phải vào lại trong xe trong khi đang bơm xăng thì bạn hãy ra khỏi xe, đóng cửa xe ,tay sờ vào thành kim loai của xe, rồi sau đó mới rút vòi bơm xăng ra. Như thế tĩnh điên trong người bạn sẽ thoát ra hết hơn trước khi bạn rút vòi bơm xăng .
Không nói điện thoại di động khi đang xạc điện
Một người đang xạc điện vào điện thoại di đông thì chuông reo. Anh ta cầm điện thoãi lên nói chuyện nhưng quên không rút máy xạc điện. Trong vòng vài giây luồng điện đổ vào máy, điện thoại nóng quá phát nổ. Người sử dụng bị bật văng xuống đất, tim đập yếu ớt và tay bị cháy xém. Chở vào tới nhà thương thì người này tắt thở...
Bãn nên nhớ là khi đang xạc điện vào điện thoai di động mà có người gọi vào thì bạn phải tháo máy xạc điện ra khỏi ổ điện trước khi nghe.
 Khi bình điện máy điện thoại hết điện tới vạch CHÓT, đừng nên trà lời điện thoại vì bức xạ lúc này cao gấp 1000 lần


 Những điều quan trọng cần biết khi đổ xăng:
Đây là vài lý do giải thích tại sao ta không được xử dụng cell phone tại những nơi có chứa xăng dầu, khí đốt , chất dể bốc cháy ...
Công ty Xăng cảnh báo vừa mới xảy ra 3 tại nạn do cell phone gây hỏa hoạn trong lúc đổ xăng :
1- Trường hợp thứ nhất là cái cell phone được để trên thùng xe trong khi tài xế châm xăng; cell phone reo lên và phát hỏa làm cháy rụi chiếc xe lẩn trạm xăng.
2- Trường hợp 2, tài xế bị phỏng cả mặt khi nghe điện thoại trong lúc đang đổ xăng.
3- Trượng hợp 3, một người đang đổ xăng thì chiếc cell phone để trong túi reo lên & phát hỏa khiến đùi và bụng dưới của anh ta bị phỏng.
Bạn nên biết là cái cell phone của bạn có thể tóe lửa làm bốc cháy xăng dầu hay khí đốt.
Khi bật mở, hay khởi động, cellphone phát ra 1 số năng lượng đủ tóe ra tia lửa để đốt cháy...hơi xăng hay khí đốt.
Không nên sử dụng cell phone khi đang đổ xăng xe, châm dầu máy cắt cỏ, máy tàu, v...v...
Không nên xử dụng hay tắt cell phone gần những máy móc đang phát ra chất khí dễ cháy hay dễ nổ hay bụi bặm (như xăng, dầu, khí đốt, v...v...)
Bốn điều cần để ý khi đổ xăng dầu:
- Tắt máy
- Không hút thuốc
- Không xử dụng cell phone
- Không trở vào trong xe khi đang đổ xăng (vì lý do "static electricity" (tỉnh điện)
Hơi bốc từ dầu xăng sẽ  bốc cháy khi chạm phải tỉnh điện (static electricity)
Cần nhấn mạnh là: không bao giờ trở vào xe trong khi đang đổ xăng.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

NẤU MÌ ĂN LIỀN ĐÚNG CÁCH

NẤU MÌ ĂN LIỀN ĐÚNG CÁCH (CORRECT WAY OF COOKING INSTANT NOODLES)
Ai trong chúng ta cũng đã từng ăn mì gói ăn liền, nhưng mấy có ai biết ăn đúng cách ? chúng ta xưa nay là đổ nước vào mì rồi chờ cho mì chín 3 phút là ăn ngay, nhanh gọn.  Đó là cách làm mì gói có hại sức khỏe cho bạn, bạn hãy đọc bài dưới đây để thay đổi cách ăn sẽ thay đổi đời sống sức khỏe của bạn càng sớm càng tốt vì "Sức khỏe là Vàng" "Sức khỏe là hạnh phúc an vui"
Thường thì chúng ta nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút. Thế là mì sẵn sàng cho ta ăn.
Normally, how we cook the instant noodles is to put the noodles into a pot with water, throw in the powder and let it cook for around 3 minutes and then it's ready to eat.
Đấy là cách SAI để nấu mì ăn liền.
This is the WRONG method of cooking the instant noodles.
Làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính (MSG: Monosodium glutamate). Nấu thế sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.
By doing this, when we actually boil the ingredients in the powder, normally with MSG, it will change the molecular structures of the MSG causing it to be toxic.

Một vấn đề khác là chúng ta có thể đã không biết là sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này (hèn chi ăn mì gói hay khó chịu bụng)
The other thing that you may or may not realize is that, the noodles are coated with wax and it will take around 4 to 5 days for the body to excrete the wax after you have taken the noodles.

CÁCH ĐÚNG NHẤT LÀ:    CORRECT METHOD:

1 - Luộc mì trong nồi nước sôi  =  Boil the noodles in a pot with water.
2 - Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi  =  Once the noodles is cooked, take out the noodles, and throw away the water which contains wax.
3 - Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa  =  Boil another pot of water till boiling and put the noodles into the hotboiling water and then shut the fire.
4 - Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào  =  Only at this stage when the fire is off, and while the water is very hot, put the ingredient with the powder into the water, to make noodle soup.
5 - Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm  However, if you need dry noodles, take out the noodles and add the ingredient with the powder and toss it to get dry noodles.
Một số lớn bệnh nhân trong tuổi 18-24 ngã bệnh về lá lách như lá lách bị sưng hay nhiễm trùng vì đã thường xuyên ăn mì ăn liền... Nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể  =  A large number of patient with the ages ranging from 18-24 years are ending up with pancreatitis either as a swelling or infection of the pancreas due to regular consumption of instant noodles..... If the frequency is more than 3 times a week, then it is very hazardous...
Xin gởi E-mail/chuyền kiến thức này tới bạn bè và người thân để phòng bệnh.
Câu chuyện phụ đề:  Có một vị người Phật tử thường đi tu học tại Tu Viện Hộ Pháp, Los Angeles , vị này có người bạn bên Canada .  Cô bạn này vì muốn có một chiếc xe BMW để bản ngã thân mạng của cô ta ra đường không bị mặc cảm là thua kém với các cô bạn khác nên cô ta chỉ toàn ăn mì gói suốt 3 buổi luôn nhiều tháng để dành tiền trả góp cho chiếc xe mua thiếu của ngân hàng.  Một thời gian sau 3 tháng cô bạn đã ngã bện h vì sức khỏe đề kháng kém cộng thêm lá gan và lá lách đã bị hư nặng.  Mặc dù bác sĩ đã tận tình chữa chạy, nhưng cô bạn đó vẫn không được cứu sống và cô ta đã chết để lại xe BMW cho ngân hàng và một bài học vô cùng quý giá cho chúng ta vì phải trả hết một mạng người.  
Các bạn chớ có lạm dụng ăn mì gói nhiều, nếu ăn mì trong tô đã gói sẵn mà không tiện để nấu, thì các bạn phải nhớ rửa mì thật kỷ bằng nước sôi trước trước khi dùng, mai mốt quý vị lớn tuổi một chút thì sẽ biết tác hại sức khỏe của nó như thế nào, và khi ăn mì gói ăn liền phải biết nấu đúng cách như bài này đã chia sẻ. Mong thay và rất mong thay! 
Buddha loves you, We love you, too!

ĐỀ CƯƠNG ÔIN TH HK II- SỬ 11


Bài 17
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH.
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược 1931 – 1937.
Từ những năm 30, các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược: Đức thôn tính Tiệp Khắc, Nhật Bản nhảy vào Trung Quốc, Italia can thiệp vào châu Phi.
- Các nước phát xít Đức, Italia, Nhật liên kết nhằm chống Liên Xô và chia lại thế giới.
- Liên Xô muốn liên kết với Anh, Pháp, Mĩ cùng chống PX nhưng bị từ chối.
- A, P muốn “mượn tay” PX tiêu diệt LX nên dung dưỡng, thỏa hiệp với PX.
2. Từ hội nghị Muy-nich đến chiến tranh thế giới.
- Hit-le (Hiller) gây ra vụ Xuy-đet để thôn tính Tiệp Khắc.
- Ngày 29.09.1938, Hiệp ước Muy-nich được ký kết, A,P trao Xuy-đet cho Đức, đổi lại, Đức hứa tấn công LX -> Đỉnh cao sự nhân nhượng, thoả hiệp của A, P.
 - Ngày 23.08.1939, Xô – Đức ký bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau.
- Ngày 01.09.1939, Đức tấn công Ba Lan.
- Ngày 03.09.1939, A, P tuyên chiến với Đức.
=> Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
III. KẾT CỤC CHIẾN TRANH
- CNPX bị tiêu diệt.
- Hậu quả nặng nề: 70 nước tham gia; 60 tr người chết, 90tr người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc bị thiêu hủy (có thể minh hoạ thêm).
-------------------
Bài 19
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
Từ năm 1858 đến trước năm 1873
1. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng 1858
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược.
- Chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng:
+ Nông nghiệp sa sút
+ Công thương nghiệp đình đốn
+ Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại sai lầm.
- Nhân dân đấu tranh khắp nơi như Phan Bá Vành (Nam Định), Lê Văn Khôi (GĐ)..
2. Chiến sự ở Đà Nẵng 1858
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, ngày 1-9-1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)- chính thức xâm lược Việt Nam
- Nhân dận ta anh dũng đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắnh nhanh của Pháp.
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ 1858 đến 1862
1.  Kháng chiến  ở Gia Định
- Tháng 2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình thất bại nhanh chóng.
- Nhân dân Gia Định chiến đấu, gây khó khăn cho Pháp, buộc Pháp chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
- Năm 1860, Nguyễn Tri Phương cho xây Đại đồn Chí Hòa chống Pháp.
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5.6.1862
- Rạng sáng 24-2-1861, Pháp đánh Đại đồn Chí Hòa, Chí Hòa thất thủ, Pháp chiếm luôn các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
- Nhân dân tiếp tục kháng chiến, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
- Ngày 10-12-1861, Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông.
- Ngày 5-6-1862, nhà Nguyễn ký Hiệp ước Nhâm Tuất nhường cho Pháp nhiều quyền lợi (SGK).
III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862
1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì tiếp tục kháng chiến
- Phong trào ‘tị địa” diễn ra sôi nổi.
- Nhân dân suy tôn Trương Định làm Bình Tây Đại nguyên soái để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nghĩa quân anh dũng chiến đấu, gây cho Pháp “thất điên bát đảo”. Ngày 20.8.1864, Pháp bất ngờ tấn công, Trương Định bị thương và tự sát để bảo toàn khí tiết.
2. Pháp chiếm  ba tỉnh miền Tây Nam Kì
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, từ ngày 20 – 24/6/1867, Pháp chiếm luôn 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn
3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì chống Pháp
- Nhân dân tiếp tục kháng Pháp, tiêu biểu là khởi nghĩa của:  Trương Quyền (Tây Ninh), Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực…nhưng kết quả đều bị đàn áp, thất bại.
-----------------------------
Bài 20
CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC, CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA
NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873-1874. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG
I. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT. CUỘC KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA  BẮC KÌ.
1. Tình hình VN trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
- Triều đình: mang tư tưởng đầu hàng, Duy trì “bế quan tỏa cảng” => nước ta ngày càng suy sụp, kinh tế kiệt quệ.
- Nhân dân: Đời sống ngày càng cơ cực nên nổi dậy đấu tranh khắp nơi.
Trong bối cảnh đó, 1 số sĩ phu yêu nước, thức thời đề nghị cải cách nhưng bị từ chối.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
- Cuối 1872, Pháp thiết lập bộ máy cai trị và chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.
- Pháp cho Đuy-puy ra Bắc Kì gây rối. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Gác-ni-ê đem quân ra Bắc Kì.
- Ngày 19-11, Pháp gởi tối hậu thư buộc Nguyễn Tri Phương nộp khí giới, giao thành.
- Ngày 20-11-1873, không đợi trả lời, Pháp đánh thành    Nội.
- Thành mất, Pháp chiếm luôn các tỉnh Hài Dương, Hưng Yên, Nam Định….
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874)
- Nguyễn Tri Phương chiến đấu anh dũng, bị thương và tự sát.
- Nhân dân nổi dậy chống Pháp dưới nhiều hình thức (c/m)
- Ngày 21-12-1873, Gac-ni-ê bị quân của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm giết tại Cầu Giấy làm cho Pháp hoang mang. Nhân dân phấn khởi nhưng triều đình muốn thương lượng với Pháp.
- Ngày 15-3-1874, nhà Nguyễn ký Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận sáu tỉnh Nam kì thuộc Pháp.
II. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ LẦN THỨ HAI. CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882 – 1884.
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882).
- Pháp đang rất cần nguồn tài nguyên, nhân công Bắc Kì, ngày 3-4-1882, lấy cớ nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874, Ri-vi-e đưa quân tới Hà Nội.
- Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e gởi tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàng Diệu giao thành. Không đợi trả lời, Ri-vi-e tấn công, thành mất, Pháp chiếm luôn Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định….
2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến
- Hoàng Diệu chiến đấu anh dũng, bị thương và tự sát
- Nhân dân Hà Nội anh dũng đứng lên chống Pháp dưới mọi hình thức (c/m).
- Ngày 19.5.1883, Ri-vi-e bị quân của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm giết tại Cầu Giấy làm cho Pháp hoang mang, nhân dân ta phấn khởi.
III. THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884
1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng
- Ngày 17-7-1883, vua Tự Đức mất, nhân cơ hội đó, Pháp tấn công Huế.
- Ngày 18-8, Pháp tấn công Thuận An, ngày 20-8, Pháp chiếm Thuận An.
- Ngày 25-8-1883, Pháp buộc nhà Nguyễn ký hiệp ước Hác-măng với nội dung (SGK).
- Nhân  tiếp tục kháng chiến.
- Ngày 6-6-1884, Hiệp ước Pa-tơ-nốt được ký kết.
=> Chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập.

3. Sự anh dũng của nhân dân Việt Nam kháng Pháp từ 1858 – trước 1873
- Ngày 1-9-1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)- chính thức xâm lược Việt Nam. Nhân dân ta anh dũng đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
- Khi Pháp đánh Gia Định (2.1859), nhân dân Gia Định chiến đấu, buộc Pháp chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
- Rạng sáng 24-2-1861, Pháp đánh Đại đồn Chí Hòa, Nhân dân tiếp tục kháng chiến, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
- Ngày 10-12-1861, Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông.
+ Phong trào ‘tị địa” diễn ra sôi nổi.
+ Nhân dân suy tôn Trương Định làm Bình Tây Đại nguyên soái để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nghĩa quân anh dũng chiến đấu, gây cho Pháp “thất điên bát đảo”. Ngày 20.8.1864, Pháp bất ngờ tấn công, Trương Định bị thương và tự sát để bảo toàn khí tiết
- Khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì, nhân dân tiếp tục kháng Pháp, tiêu biểu là khởi nghĩa của:  Trương Quyền (Tây Ninh), Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực…nhưng kết quả đều bị đàn áp, thất bại.

BÀI 21
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CUỐI TK XIX
I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương
-         Nguyên nhân:
+ Phái chủ chiến muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
+ Pháp tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến
=> Tôn Thất Thuyết chủ động ra tay trước.
- Đêm 4 rạng 5.7.1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh bất ngờ tấn công Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ nhưng thất bại.
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).
Ngày 13-7-1885, Ông thay mặt vua ban chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân giúp vua cứu nước.
=>  Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
a. Giai đoạn 1885-1888
- Dưới sự lãnh đạo của Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, phong trào lan rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì, lôi kéo đông đảo văn thân, sĩ phu, tướng lãnh tham gia.
- Tháng 11.1988, Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An-giê-ri.
b. Giai đoạn 1888-1896
- Pháp đàn áp dữ dội, phong trào kéo dài đến năm 1896 thì thất bại.
Đặc điểm của phong trào Cần vương
Đây là một phong trào đấu tranh rộng lớn, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì. Một số cuộc khởi nghĩa giành được những thắng lợi bước đầu và gây nhiều thiệt hại cho Pháp như khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê. Tuy nhiên, do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp…nên các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Do đó, PTCV cũng kết thúc cùng với tiếng súng núi rừng Vụ Quang năm 1896.
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
- Nguyên nhân: để hưởng ứng PTCV, giúp vua cứu nước, Phan Đình Phùng và Cao Thắng xây dựng căn cứ ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để chống Pháp.
- Từ 1885 – 1888, là giai đoạn xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng và rèn đúc vũ khí.
- Từ 1888 – 1896 là giai đoạn chiến đấu quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Pháp.
- Tháng 5-1890, Cao Thắng bị thương và hi sinh
- Ngày 28-12-1895, Phan Đình Phùng hi sinh => khởi nghĩa thất bại (1896)
-Ý nghĩa: đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong PTCV vì thời gian lâu dài nhất, địa bàn rộng lớn nhất, gây nhiều thiệt hại cho Pháp.
- Nguyên nhân thất bại: thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức lãnh đạo.

Chúc các em ôn tập và thi tốt nhé.